Cách nấu cháo lươn cho bé tốt cho sức khỏe

Cháo lươn là món ăn được nhiều mẹ lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng cho con. Cách nấu cháo lươn cho bé rất đơn giản mà bất kỳ mẹ nào cũng có thể thực hiện.
Nội dung chính

Thịt lươn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin A, B1, B6, sắt, canxi, natri, kali... Thường xuyên cho trẻ ăn cháo lươn sẽ tăng cường sức khỏe và sự phát triển của con. Vì vậy, cha mẹ có thể bổ sung khoảng 1-2 bữa/tuần cho con trẻ. Cách nấu cháo lươn cũng rất đơn giản, nguyên liệu dễ tìm.

1. Dinh dưỡng mà cháo mang lại

Cháo được nấu từ gạo, có thể chế biến theo nhiều cách và là món ăn được mọi người ở nhiều lứa tuổi lựa chọn. Cháo có độ mềm, dễ tiêu hóa và thích hợp sử dụng cho trẻ em, người dưỡng bệnh trong quá trình điều trị...

Cháo là món ăn rất ngon, giàu năng lượng và bổ dưỡng. Cụ thể:

Giàu protein: 100g cháo cung cấp 10g protein (tương đương với một nửa lượng protein cung cấp cho một miếng thịt và gấp đôi lượng protein so với sữa chua).

Carbohydrate hấp thụ chậm: Cháo rất giàu carbohydrate chiếm khoảng 60% giúp đường ruột tiêu hóa dễ dàng.

cach-nau-chao-luon-cho-be-tot-cho-suc-khoe

Cháo rất giàu dinh dưỡng, dễ ăn, dễ tiêu hoá phù hợp cho bé (Ảnh: Internet)

Giàu chất xơ: Cháo chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu, có lợi đối với tất cả mọi người đặc biệt là với những người bị béo phì, tiểu đường và táo bón.

Giàu vitamin B: Cháo là thực phẩm giàu vitamin B, cung cấp năng lượng cho cơ thể và não hoạt động bình thường.

2. Đặc điểm của lươn

Lươn thuộc họ cá chình là loài cá xương dài với thân hình mảnh mai. Lươn thường sống ở vùng nước ngọt, mặn và là động vật săn mồi, ăn nhiều loại mồi bao gồm: cá nhỏ, động vật giáp xác, thân mềm và giun.

Lươn bao gồm vây có tia mềm, vây lưng và vây hậu môn thuôn dài hợp nhất với vây đuôi. Lươn không có vây bụng và có vây ngực nhỏ thường nằm ngay sau đầu. Hàm của lươn tương đối nhỏ, khỏe, có nhiều răng nhỏ. Hầu hết, lươn sống ở đại dương không có vảy, còn lươn nước ngọt có vảy nhỏ hình bầu dục gắn trên da.

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng mà lươn mang lại cũng rất đa dạng. Cụ thể, cứ 100g lươn cung cấp:

Tên Số lượng

% giá trị hàng ngày

Lượng calo

236 kcal

12%

Chất béo

15 g

23%

Bão hòa

3 g

15%

Không bão hòa đơn

9,2 g

 

Không bão hòa đa

1,2 g

 

Omega-3

838 mg

 

Omega-6

251 mg

 

Chất đạm

23,7 g

47%

Lươn không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều vitamin A, B, D, ... và khoáng chất như: phốt pho, kẽm, selen, kali, ...

3. Lươn đem lại những lợi ích sức khoẻ gì?

3.1. Tốt cho mắt và não

Lươn chứa nhiều vitamin và protein đóng góp to lớn cho sự phát triển não bộ cũng như chức năng của hệ thống dây thần kinh. Ngoài ra, với những người có thị lực yếu, ăn lươn sẽ là giải pháp tốt thay vì phải chi nhiều tiền cho việc phẫu thuật và đeo kính.

3.2. Xương chắc khỏe

Lươn có lượng phốt pho cao trong thịt, giúp cơ thể tránh hoặc giảm thiểu việc mất xương và loãng xương.

cach-nau-chao-luon-cho-be-tot-cho-suc-khoe

Cháo lươn đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ của bé (Ảnh: Internet)

3.3. Ngăn ngừa thiếu máu

Lươn chứa nhiều sắt cần thiết cho việc hình thành máu trong cơ thể. Đặc biệt lượng sắt trong lươn có thể giúp phục hồi hệ thống miễn dịch khi bị tổn hại bởi sự tấn công của virus và vi khuẩn.

3.4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng liên quan đến sản xuất insulin để đốt cháy carbohydrate để kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Do đó, lươn là sự lựa chọn tuyệt vời nhờ chứa nhiều protein, giúp duy trì mức đường huyết trong cơ thể, giảm nguy cơ phát triển các loại bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2.

4. Cách nấu cháo lươn cho bé

4.1. Cách nấu cháo lươn với rau xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 con lươn được làm sạch (không xương và đã được nấu chín), 1 lát gừng dài từ 3 – 5cm (cắt lát mỏng hoặc thái sợi), 600 ml nước hầm gà hoặc xương (giúp cho cháo ngọt hơn), 1 – 1,5 bát gạo (vò gạo) đủ ăn, rau xanh (chọn rau tùy theo ý thích của bé), gia vị (hạt nêm, mắm, mì chính).

Các bước thực hiện:

- Dùng một nồi to, đun sôi nước hầm gà hoặc xương sau đó cho gừng đã cắt lát sẵn vào nồi.

- Sau khi nước sôi, đổ gạo đã được vo sạch vào nồi, nấu chín gạo trong vòng 20 phút đến khi gần cạn hết nước, gạo bắt đầu nở thì dùng muôi đảo đều theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, giúp đáy nồi không bị khê.

- Cho thịt lươn đã được nấu chín và làm sạch vào cháo, tiếp đến cho rau xanh, nêm gia vị vừa miệng.

- Đun thêm khoảng 5 – 10 phút để lươn có thể ngấm và hòa quyện cùng cháo với gia vị.

- Sau đó tắt bếp và đậy nắp nồi, chờ khoảng 5 phút và múc ra bát rồi cho bé thưởng thức.

4.2. Cách nấu cháo lươn truyền thống

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 con lươn được làm sạch (không xương và đã được nấu chín), gạo (đủ ăn cho bé), cà rốt 3 lát, dầu mè, nước sôi, hành, rau thơm, gia vị (nước mắm, đường...).

Nếu trẻ không thích rau xanh, cha mẹ có thể nấu theo kiểu truyền thống hoặc kết hợp với cà rốt (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện:

- Vo gạo sạch sẽ, ngâm với nước nóng đến khi gạo mềm thì vớt ra.

- Lươn đã được làm sạch cùng với chanh hoặc giấm để khử mùi tanh. Sau đó say nhuyễn đem hấp chín.

- Băm nhuyễn cà rốt.

- Bắc gạo đã mềm đun cùng với nước và cà rốt băm nhuyễn, nấu đến khi cháo nhừ, mềm thì cho lươn vào khuấy đều.

- Đun trên lửa vừa khoảng 5 phút, nêm gia vị vừa ăn.

- Đổ ra bát đợi nguội và cho bé thưởng thức.

Như vậy có thể thấy, việc nấu cháo lươn tại nhà cho bé vô cùng đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm mà tác dụng cháo lươn mang lại vô cùng tốt cho các bé trong quá trình phát triển xương và đường ruột. Vì vậy, các mẹ hãy thêm cháo lươn vào thực đơn của bé ngay hôm nay để thấy được hiệu quả mà cháo lươn mang lại.

Xếp hạng: 10,0/10- ( 1 Đánh giá )