Món bánh kỳ lạ mang theo cả một câu chuyện văn hóa, biểu tượng

Món ăn đường phố này có nguồn gốc và thành phần rất đặc biệt, không phải ai cũng dám thử.
Nội dung chính

Nhắc tới Ý, du khách quốc tế sẽ nghĩ đến ngay món Pizza hay Pasta đỉnh cao nhưng trên thực tế đất nước này còn rất nhiều đặc sản ẩm thực thú vị khác. Ngay tại "thiên đường nghệ thuật" Florence, có một món ăn vô cùng độc đáo đã tồn tại từ hàng trăm năm, xuất hiện ở mọi ngóc ngách cổ kính của thành phố và trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người dân bản địa.

Đó chính là Lampredotto, món bánh mì kỳ lạ với phần nhân được làm từ dạ dày bò. Sẽ có nhiều người thích ăn hoặc không thích ăn nhưng ai cũng nên nếm thử một lần trong đời khi đặt chân đến Florence bởi nó chính là tinh hoa ẩm thực có nguồn gốc vô cùng đặc biệt.

Món ăn "đẳng cấp" của người lao động

Ngược dòng thời gian trở về thế kỷ 15, khi ấy, tầng lớp lao động tại Florence đã trăn trở, tìm kiếm một loại thức ăn với nguyên liệu rẻ, thơm ngon và thuận tiện để mang đi làm mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Thời bấy giờ, sử dụng nội tạng để làm nguyên liệu chế biến thức ăn chưa được phổ biển trong các nền ẩm thực thế giới. Vậy mà người dân lao động tại Florence lại biến loại nguyên liệu này trở thành món ăn thịnh hành, ghi dấu ấn khó phai.

Nguyên liệu chính của món ăn này đó là lấy khoang cuối cùng của dạ dày bò (dạ múi khế), phần nội tạng thường ít được sử dụng và do vậy có giá thành rất rẻ. Người ta làm sạch, nấu chín kỹ và thái nhỏ để có phần nhân mềm mịn, mọng nước và ngập tràn hương vị. Nó được gọi là thực phẩm protein rẻ tiền, giúp người dân chống đói. Thành phần dạ dày này sẽ được ăn kèm với bánh mì tạo ra món ăn nhanh gọn, tiện lợi và thơm ngon.

mon-banh-ky-la-mang-theo-ca-mot-cau-chuyen-van-hoa-tro-thanh-bieu-tuong-vang-xa-khap-the-gioi

Món ăn Lampredotto làm từ dạ dày của con bò

Ít ai biết rằng, cái tên Lampredotto được lấy cảm hứng từ một món ăn thượng lưu mà giới quý tộc săn lùng lúc giấy giờ: Cá mút đá (Lampreda). Do giá thành rất đắt nên người dân lao động không có đủ khả năng tiếp cận loại thực phẩm cao cấp này. Chính vì vậy, họ đã tự tạo cho mình một phiên bản riêng khác.

Có một điều rất thú vị là phần dạ dày bò được dùng để chế biến lại có hình dáng khá giống với miệng của loài cá mút đá. Đó chính là lý do vì sao món bánh bình dân này lại có tên là Lampredotto.

mon-banh-ky-la-mang-theo-ca-mot-cau-chuyen-van-hoa-tro-thanh-bieu-tuong-vang-xa-khap-the-gioi

Miệng của cá mút đá

Trong nhiều thập kỷ qua, Lampredotto đã trở thành món ăn quen thuộc của tầng lớp bình dân. Những công nhân trong các nhà máy, tiểu thương buôn bán tại các chợ hay những nghệ sĩ lang thang trên các con phố... đều là những thực khách trung thành góp phần bảo toàn nét đẹp ẩm thực này đến tận ngày nay.

Có thể nói, bánh mì Lampredotto trở thành món ăn biểu tượng và được người dân tại đây trân trọng như một sản vật, một nét văn hóa đặc trưng không thể thay thế.

Món ăn tạo ra nét văn hóa đặc trưng

Len lỏi qua những con đường lát đá, những nhà thờ cổ kính đầy chất nghệ thuật, khu chợ trung tâm tấp nập người đi lại hay dạo chơi dọc bờ sông Arno, bạn có thể bắt gặp rất nhiều quầy hàng di động bày bán bánh mì Lampredotto. Những hàng dài người bản địa lẫn du khách chờ đợi tại đây vào giờ ăn trưa đã là một khung cảnh quá quen thuộc và đặc trưng của Florence.

Để nói về văn hóa thưởng thức bánh mì Lampredotto, người ta không thể quên vai trò của những người đầu bếp tuyệt vời. Hầu hết họ đều là những người bản địa sinh sống ngay trong vùng hoặc tại những ngôi làng liền kề, giao tiếp với khẩu ngữ địa phương đặc biệt và có hiểu biết sâu rộng về văn hóa lịch sử khu vực.

mon-banh-ky-la-mang-theo-ca-mot-cau-chuyen-van-hoa-tro-thanh-bieu-tuong-vang-xa-khap-the-gioi

Họ có một đặc điểm chung là cởi mở, thân thiện và nhiệt thành, vui vẻ trò chuyện với khách mua hàng trong khi bàn tay vẫn thoăn thoắt chế biến các loại nguyên liệu. Quan sát quá trình làm ra một chiếc bánh mì Lampredotto mới thấy đó là cả một nghệ thuật với quy trình làm công phu, đòi hỏi sự tỉ mẩn và khéo léo.

Các loại rau củ như cà rốt, cần tây, hành tây, cà chua được hầm trong nhiều tiếng đồng hồ cùng phần dạ dày đến khi chín nhừ. Lúc có khách đến mua, đầu bếp sẽ gắp miếng Lampredotto lên một chiếc thớt to và nhanh chóng băm chúng thành những miếng nhỏ.

Về phần bánh mì, họ sử dụng loại bánh tròn ruột trắng với lớp vỏ ngoài giòn thơm. Bánh được cắt đôi để đặt phần Lampredotto đã băm nhỏ vào giữa trước khi rưới sốt Salsa Verde trứ danh vùng Florence cùng một chút muối và tiêu để hương vị thêm đậm đà.

Cuối cùng, nửa còn lại của chiếc bánh được nhúng vào phần nước hầm để tạo ra độ mọng nước và thấm đẫm những hương vị tinh túy nhất. Ngắm nhìn những đôi tay thuần thục xử lý các nguyên liệu, hít hà mùi thơm nồng nàn tỏa ra từ nồi nước sốt và lắng nghe âm thanh náo nhiệt của những vị khách xếp hàng chính đó chính là một trải nghiệm đúng chất đường phố Florence

mon-banh-ky-la-mang-theo-ca-mot-cau-chuyen-van-hoa-tro-thanh-bieu-tuong-vang-xa-khap-the-gioi

Món ăn đường phố được chế biến tỉ mẩn, cầu kỳ

Thông thường, bánh mì Lampredotto được phục vụ chỉ trong một túi giấy đơn giản, hoặc nhiều khi chỉ với một vài tờ giấy ăn. Gói ghém đơn giản như vậy là bởi đa số thực khách sẽ vừa thưởng thức món ăn này ngay tại chỗ khi còn nóng hổi, vừa trò chuyện rôm rả với đồng nghiệp, bạn bè.

Còn đối với khách du lịch, chiếc bánh nhỏ bé và giản dị ấy mang theo cả một câu chuyện văn hóa, dẫn dắt người ta lại gần hơn với cuộc sống đời thường ở thành phố cổ kính xinh đẹp này.

Lampredotto đã trở thành một thói quen khó bỏ của người dân nơi đây. Họ có thể ăn nó bất cứ lúc nào: Bữa sáng, bữa trưa với một ly rượu vang, hoặc bữa tối với bạn bè. Món bánh xuất hiện trong các sự kiện vui chơi, thể thao và được nhà nhà yêu thích từ luật sư, người kinh doanh cho đến sinh viên, học sinh.

Tham khảo: Máy trộn bột gia đình Midimori

Đặt hàng máy trộn bột gia đình tại đây

Xếp hạng: 10,0/10- ( 2 Đánh giá )